Hiển thị các bài đăng có nhãn Soan bai lop 10. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Soan bai lop 10. Hiển thị tất cả bài đăng

13/1/16

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2015 – 2016

A. VĂN HỌC
I. Văn học dân gian Việt Nam
1. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn).
- Nội dung: Danh dự gắn bó với hạnh phúc gia đình và mong muốn cuộc sống bình yên , phồn vinh cho thị tộc là những tình cảm cao quý nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Nghệ thuật: + Âm điệu hào hùng
                       + Lối so sánh phóng đại, trùng điệp
                       + Biện pháp tu từ phóng đại và tính hoành tráng và dữ dội của sử thi – anh hùng ca    

21/1/15

Hướng dẫn làm bài thi vào lớp 10

Hướng dẫn làm bài thi vào lớp 10

* Cấu tạo đề thi và cách làm bài:
        Cấu trúc đề thi thường có 2  phần trắc nghiệm và tự luận
I. Phần trắc nghiệm thường có từ 10 đến 12 câu mối câu có giá trị điểm từ 0,25 đến 0,5 điểm.
        Khi làm bài các em đừng vội vàng mà nên tiến hành theo các bước sau:
        - Đọc kĩ yêu cầu của từng câu hỏi ( phải dành khoảng 5à 7 phút).
        - Đọc xem các câu hỏi có nội dung liên đới bắc cầu giữa câu nọ với câu kia không?
        - Xác định ý đúng bước 1 bằng cách dùng bút chì khoang nhẹ vào các ý đó.
        - Dùng phương pháp phân tích loại trừ tình huống để loại các ý trả lời gây nhiễu.
        - Khi thấy chắc chắn thìquyết định lựa chọn.
        - Nếu thấy chưa chắc chắn thì tạm dừng và chuyển xang phần tự luận để làm, làm song phần tự luận quay lại làm tiếp sẽ có quyết định khách quan hơn.
        * Khi đã qua các bước trên, thấy hoàn toàn yên tâm thì mới khoanh hoặc ghi ý lựa chọn tránh tẩy xoá hoặc đánh dấu gây nhiễu.

20/9/13

Hướng dẫn soạn bài : LUYỆN VIẾT BẢN TIN

Hướng dẫn soạn bài : LUYỆN VIẾT BẢN TIN

LUYỆN VIẾT BẢN TIN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Khi viết bản tin về các hoạt động cần chú ý đến các nội dung sau:
- Xác định loại bản tin.
- Tên của bản tin (nếu cần thiết).
- Mục đích của hoạt động.
- Thời gian, địa điểm của hoạt động.
- Các nội dung, diễn biến của hoạt động.
- Ý nghĩa của các hoạt động (Nếu cần).
- Mục đích của bản tin (Nếu cần).
II. RÈN KĨ NĂNG
 1. Đội tuyển trường anh (chị) sắp có trận giao hữu bóng đá với trường bạn vào chiều chủ nhật (12 – 11 – 2006).
Bản tin: Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chiều chủ nhật ngày 12/11/2006, đội tuyển bóng đá nam của trường sẽ có trận đấu giao hữu với trường THPT...tại sân vận động của trường. (Rất mong các bạn đến dự và cổ vũ cho trận đấu).
2. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, trường của anh (chị) đã tổ chức rất nhiều hoạt động có ý nghĩa cần được thông báo rộng rãi.
Bản tin: THÀNH CÔNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG
 KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Trường THPT...
Thiết thực kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trong thời gian qua, nhà trường đã tổ chức rất nhiều hoạt động chào mừng: cắm trại, viết tập san, thi đấu TDTT với nhiều nội dung: cầu lông, bóng bàn, bóng đá...giao lưu với trường bạn. Qua đây đã tạo được không khí thi đua sôi nổi, tạo ra sân chơi bổ ích hấp dẫn tăng thêm tình đoàn kết cho học sinh, tạo điều kiện để các em học sinh bày tỏ tình cảm chân thành với các thầy cô giáo. Thông qua các hoạt động, nhà trường cũng đã phát hiện nhiều tài năng về thiết kế, hội hoạ, làm thơ, viết văn, cầu lông, bóng bàn...Nhà trường đã trao các giải thưởng lớn cho các tập thể lớp 10A, 11I, 11C, 12M...
3. Nhiều hoạt động quyên góp giúp đỡ những trẻ em nghèo học giỏi cần được phản ánh biểu dương.
(Tham khảo cấu trúc phần bản tin trên).
4. Tường thuật lễ khai giảng Năm học mới.
Cấu trúc
LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI
Trường THPT...
- Trong không khí cả nước đang vui mừng chào đón năm học mới, ngày........ trường THPT........đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới. Đến dự có đại diện của chính quyền địa phương, của Hội cha mẹ học sinh, của các trường THPT trong cụm.
- Diễn biến lễ khai giảng theo trình tự thời gian: Vào mấy giờ? Sự kiện gì diễn ra? (Ví dụ: Đúng 8 giờ, trong không khí trang nghiêm của buổi lễ, thầy Hiệu trưởng đọc thư chúc mừng của bác Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi các thầy cô giáo và học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới).
- Ý nghĩa của buổi lễ: Lễ khai giảng trang trọng đầy ý nghĩa đã động viên tinh thần tinh thần dạy và học của giáo viên và học sinh trong toàn trường, hứa hẹn một năm học mới đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ...

Nguồn : wWw. SoanBai.Com 

18/9/13

Hướng dẫn soạn bài : Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt

Hướng dẫn soạn bài : Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt

NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT


I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tính chính xáctính nghệ thuật là hai tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một văn bản về mặt sử dụng ngôn ngữ.
2. Về mặt ngữ âm, chữ viết; khi nói, phải phát âm theo ngữ âm tiếng Việt; khi viết, phải viết đúng chính tả. Hơn nữa, khi nói hay đọc lên, lời văn phải có được âm thanh uyển chuyển, hài hoà.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Phân tích sự hoà phối ngữ âm trong đoạn văn sau:
Không, không, sự sống mới đang chói lọi. Đầu óc chúng ta đã nóng rực, xôn xao, ầm ầm trăm ngàn tiếng nói, hình ảnh muốn bay ra ngoài. Chúng ta cứ mạnh bạo sáng tác. Những phút ngượng ngập sẽ qua đi rất chóng.
(Nguyễn Đình Thi – Nhận đường)
Gợi ý:
- Sự luân phiên bằng – trắc;
- Các âm tiết ở cuối các cụm từ và cuối các câu: sự sống mới đang chói lọi; nóng rực, xôn xao, ầm ầm trăm ngàn tiếng nói;…
2. Phân tích sự giống và khác nhau về nhịp, tiết tấu và vần của hai đoạn trích sau:
(1) Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay, đi tạm được tám quan hai
Xuống dưới chợ Mai
Mua một cái đó.
(2) Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi tạm được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua một vác tre.
(Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn,…)
Gợi ý:
- Giống nhau: nhịp, tiết tấu;
- Khác nhau: vần (hai – Mai, tiền – Diên); thanh ở hai tiếng cuối (đó / tre)
3. Lấy một đoạn văn trong bài viết số 7 của anh (chị) để:
- Tự đánh giá về chính tả;

- Tự nhận xét về sự hoà phối âm thanh.
Hướng dẫn soạn bài : Tổng kết lịch sử văn học việt nam thời trung đại

Hướng dẫn soạn bài : Tổng kết lịch sử văn học việt nam thời trung đại

TỔNG KẾT LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
THỜI TRUNG ĐẠI



I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về cấu trúc, nền văn học Việt Nam thời trung đại được cấu tạo bởi hai bộ phận phát triển song song và có tác động qua lại trong quá trình lịch sử: văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận văn học này cũng như các thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm thời trung đại có quan hệ mật thiết và tác động qua lại sâu sắc trong quá trình phát triển.
2. Về quá trình lịch sử, sự vận động, phát triển và biến đổi của văn học Việt Nam thời trung đại có quan hệ rất chặt chẽ với các phương diện của lịch sử đất nước, nhất là lịch sử xã hội, chính trị, văn hoá, tư tưởng. Lịch sử văn học viết nước ta từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có thể chia làm hai giai đoạn lớn với mốc là thế kỉ XVIII. Tuy nhiên, mốc thế kỉ XVIII không hề cắt đứt hai giai đoạn mà vẫn thấy được sự kế thừa, phát huy những thành tựu của giai đoạn trước ở giai đoạn sau.
3. Các đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam thời trung đại thể hiện ở quan niệm văn học, nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
Về quan niệm văn học, với khái niệm văn được hiểu rất rộng, người xưa coi trọng loại văn học thuật, hành chính, văn đạo lí, các loại văn nghệ thuật diễn tả tình cảm thẩm mĩ không được đánh giá cao; các thể loại vừa có ranh giới khá rõ rệt vừa có sự đan xen; nhiệm vụ giáo dục đạo lí, học thuật, nói chí, tỏ lòng được đặt lên trên hết.
Về nội dung tư tưởng, văn học Việt Nam thời trung đại có truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất là lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng; có truyền thống tình thương, lòng nhân nghĩa; tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan; có sự gặp gỡ với ba luồng tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.
Về hình thức nghệ thuật, văn học Việt Nam thời trung đại có tính quy phạm chặt chẽ; tính uyên bác và khuynh hướng mô phỏng cổ nhân; cá tính nhà văn chưa có điều kiện thể hiện thật đậm nét.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Văn học Việt Nam thời trung đại gồm những bộ phận, những thành phần nào?
Gợi ý:




2. Phân tích, chứng minh quan hệ và tác động qua lại  giữa các bộ phận, các thành phần văn học Việt Nam thời trung đại trong quá trình vận động phát triển.
Gợi ý:
Hai bộ phận văn học này cũng như các thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm thời trung đại có quan hệ mật thiết và tác động qua lại sâu sắc trong quá trình phát triển. Các tác phẩm văn học chữ Hán đầu tiên của bộ phận văn học viết (Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên; Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh, Kiều Phú; Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ,…) hoặc là những công trình sưu tập, chi chép văn học dân gian hoặc khai thác rất nhiều chất liệu từ văn học dân gian. Thành phần văn học chữ Hán và thành phần văn học chữ Nôm cũng có nhiều ảnh hưởng qua lại, bổ sung cho nhau từ nội dung đến hình thức. Các tác phẩm văn học chữ Hán như Vận nước (Pháp Thuận), Cáo bệnh bảo mọi người (Mãn Giác), Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi),… hướng nhiều hơn đến những đề tài “lớn”, những vấn đề trọng đại. Văn học chữ Nôm lại tập trung nhiều hơn đến những đề tài thuộc đời sống hằng ngày, tâm sự riêng tư, về thân phận con người, thú chơi,…; chẳng hạn: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Hàn nho phong vị phú (Nguyễn Công Trứ), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), Truyện Kiều (Nguyễn Du),… Văn học chữ Hán chỉ vận dụng những thể thơ mượn của Trung Hoa thì văn học Nôm, bên cạnh các thể loại có nguồn gốc bên ngoài ấy, còn phát huy những thể thơ bản địa,…
3. Phân tích, chứng minh: Thế kỉ XVIII là thời điểm bước ngoặt lớn của lịch sử xã hội và lịch sử văn học nước ta thời trung đại,
Gợi ý:
Để làm rõ được luận điểm này, cần chú ý những vấn đề sau:
- Bước ngoặt của lịch sử xã hội: Phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ dữ dội; Chế độ phong kiến bị lay chuyển tận gốc; Ý thức hệ phong kiến khủng hoảng sâu sắc; Vấn đề quyền con người đặt ra gay gắt.
- Bước ngoặt của lịch sử văn học: Nền văn học phát triển rực rỡ, từ văn học chữ Hán đến văn học chữ Nôm, với đủ các thể loại kể cả vay mượn lẫn bản địa; Hàng loạt các tác gia lớn xuất hiện, hàng loạt các kiệt tác ra đời (Nguyễn Du với Truyện Kiều và thơ chữ Hán; Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm; Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm,…).
4. Phân tích một số tác phẩm cụ thể để thấy được đặc điểm về nội dung của văn học Việt Nam trung đại.
Gợi ý:
- Lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng: Thánh Gióng, Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, Vận nước, Đại cáo bình Ngô, Phú sông Bạch Đằng,…
- Tình thương, lòng nhân nghĩa: Tiễn dặn người yêu, ca dao yêu thương tình nghĩa, ca dao than thân, Đại cáo bình Ngô, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Truyện Kiều, Đọc “Tiểu Thanh kí”, Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm,…
- Tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan: Cảnh ngày hè, Nhàn,…
5. Những đặc trưng hình thức nghệ thuật của văn học Việt Nam thời trung đại được thể hiện qua các bài Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão), Nỗi lòng (Đặng Dung), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Đọc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu).
Gợi ý:
Tập trung phân tích, chứng minh những biểu hiện sau:
- Tính quy phạm chặt chẽ (niêm, luật, đối,… theo quy phạm thể loại);
- Tính uyên bác, mô phỏng cổ nhân (dùng điển cố, điển tích, văn liệu của người xưa,…), thể hiện rõ nhất trong Đại cáo bình Ngô, Đọc “Tiểu Thanh kí”, Phú sông Bạch Đằng.
- Cá tính chưa có điều kiện thể hiện đậm nét: quy phạm chặt chẽ định sẵn, hệ thống các hình ảnh ước lệ,…
6. Thế nào là ước lệ trong sáng tác văn học? Đối với văn học thời phong kiến, bút pháp ước lệ đạt được hiệu quả như thế nào? Vì sao?
Gợi ý:
- Văn học thời nào cũng có ước lệ, nhưng trong văn học thời trung đại ước lệ được sử dụng một cách phổ biến và trở thành đặc trưng thi pháp.
- Những ước lệ đạt giá trị nghệ thuật tạo nên tính hàm súc cao, “ý tại ngôn 

Nguồn: wWw. SoanBai.Com
Hướng dẫn soạn bài : Văn bản quảng cáo

Hướng dẫn soạn bài : Văn bản quảng cáo

VĂN BẢN QUẢNG CÁO


I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Quảng cáo là loại văn bản cung cấp rộng rãi các thông tin, tri thức liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp,… Quảng cáo có vai trò quan trọng trong đời sống, nhất là trong xã hội thông tin và nền kinh tế thị trường.
2. Đặc điểm của văn bản quảng cáo
- Một văn bản quảng cáo thường có các nội dung như:
+ Tiêu đề quảng cáo;
+ Tên hàng hoá, dịch vụ;
+ Giới thiệu chất lượng, uy tín của sản phẩm và quy trình tạo nên sản phẩm;
+ Nêu các điều kiện ưu đãi;
+ Địa chỉ liên hệ.
- Văn bản quảng cáo thường được thiết kế theo hai dạng:
+ Quảng cáo bằng ngôn ngữ thuần tuý;
+ Quảng cáo bằng lời kết hợp với hình ảnh minh hoạ.
3. Cách xây dựng văn bản quảng cáo
- Văn bản quảng cáo phải thể hiện được các nội dung cơ bản cần thông tin;
- Cách trình bày cụ thể có thể khác nhau, nhưng văn bản quảng cáo phải đảm bảo:
+ Ngôn ngữ quảng cáo cô đọng, tập trung;
+ Giọng nói phải rõ ràng, lôi cuốn;
+ Có sự cân đối giữa ngôn ngữ, hình ảnh;
+ Hình ảnh phải mang tính thẩm mĩ cao, có sức tác động mạnh đến giác quan.
- Văn bản quảng cáo phải chân thực, đảm bảo đạo đức kinh doanh.
- Văn bản quảng cáo phải tuân thủ pháp lệnh, quy định của nhà nước.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Quảng cáo thường được sử dụng dưới những hình thức nào? Hãy trình bày một số hình thức quảng cáo cụ thể.
Gợi ý:
Quảng cáo có thể xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông rộng rãi như sách báo, đài phát thanh, truyền hình, tờ rơi, áp phích,… các vật dụng phổ biến như mũ, áo,…; các nơi tập trung đông người như sân bóng đá, rạp chiếu phim,…
Có hình thức quảng cáo thuần tuý bằng lời và có hình thức quảng cáo kết hợp lời với hình ảnh.
2. Hãy thuyết minh về tính hấp dẫn của một quảng cáo nào đó đã từng thấy.
Gợi ý: Căn cứ vào yêu cầu, mục đích và các tiêu chuẩn của quảng cáo để phân tích; có thể trình bày sở thích cá nhân.
3. Văn bản quảng cáo dưới đây cần bổ sung những yếu tố nào để hoàn thiện?

ĐỒNG HỒ VÀNG

 NHÀ CUNG CẤP CÁC LOẠI ĐỒNG HỒ CHÍNH HIỆU

Đảm bảo uy tín
Thủ tục mua bán nhanh gọn
 
 






Gợi ý:
Cần bổ sung những thông tin sau:
- Xuất xứ và tên một số loại đồng hồ nổi tiếng;
- Giới thiệu tiêu chí về chất lượng;
- Địa chỉ liên hệ;
- Các hình thức khuyến mại (nếu có).

Ngoài ra, có thể thêm các chi tiết trang trí, hình ảnh minh hoạ,…

Hướng dẫn soạn bài : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

Hướng dẫn soạn bài : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT


1. Hãy nêu những đặc điểm chung và đặc điểm diễn đạt của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.