21/1/15

* Cấu tạo đề thi và cách làm bài:
        Cấu trúc đề thi thường có 2  phần trắc nghiệm và tự luận
I. Phần trắc nghiệm thường có từ 10 đến 12 câu mối câu có giá trị điểm từ 0,25 đến 0,5 điểm.
        Khi làm bài các em đừng vội vàng mà nên tiến hành theo các bước sau:
        - Đọc kĩ yêu cầu của từng câu hỏi ( phải dành khoảng 5à 7 phút).
        - Đọc xem các câu hỏi có nội dung liên đới bắc cầu giữa câu nọ với câu kia không?
        - Xác định ý đúng bước 1 bằng cách dùng bút chì khoang nhẹ vào các ý đó.
        - Dùng phương pháp phân tích loại trừ tình huống để loại các ý trả lời gây nhiễu.
        - Khi thấy chắc chắn thìquyết định lựa chọn.
        - Nếu thấy chưa chắc chắn thì tạm dừng và chuyển xang phần tự luận để làm, làm song phần tự luận quay lại làm tiếp sẽ có quyết định khách quan hơn.
        * Khi đã qua các bước trên, thấy hoàn toàn yên tâm thì mới khoanh hoặc ghi ý lựa chọn tránh tẩy xoá hoặc đánh dấu gây nhiễu.

II. Phần tự luận thường có từ 3 đến 4 câu liên quan tới các kiến thức về Tiếng Việt, Tập làm văn và Tác phẩm văn học, chiếm khoảng 5 đến 7 điểm.
Câu 1: Thường  là chép thuộc lòng một đoạn thơ,  một bài thơ đã học trong chương trình hoặc yêu cầu tóm tắt tiểu sử tác giả hoặc tóm tắt nội dung tác phẩm văn xuôi.
       Khi làm dạng bài tập này, các em phải cần chú ý những điểm sau:
       1,1. Với câu hỏi yêu cầu chép thuộc lòng:
       - Bình tĩnh hình dung nhớ lại tên bài thơ.
       - Xác định xem bài thơ đó của tác giả nào; đoạn thơ đó thuộc bài thơ nào? Câu thơ đầu của đoạn đó là câu gì? Bài thơ hoặc đoạn thơ đó viết theo thể thơ gì? để khi chép lại trình bày theo đúng cách trình bày của khổ thơ.
       - Chép nháp.
       - Đọc lại.
       - Kiểm tra chính tả, dấu câu, ở bản nháp.
       - Viết vào bài làm.
Ví dụ 1: Hãy chép thuộc lòng 4 câu thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Với câu hỏi này các em phải làm đảm bảo yêu cầu sau:
            - Đây là đoạn đầu tiên của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận vì vậy ta phải chép như sau mới đảm bảo:

                                                “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
                                                Sóng đã cài then đêm sập cửa
                                                Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
                                                Câu hát căng buồm cùng gió khơi”…
                                         ( Đoàn thuyền đánh cá-Huy Cận)

Ví dụ 2: Hãy chép thuộc lòng 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân trong đoạn “ Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du
- Ta khẳng định đây là đoạn thơ nằm ở giữa đoạn thơ  “Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du. Vì vậy ta phải chép lại đoạn thơ đó như sau:

                                        … “ Vân xem trang trọng khác vời
                                        Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
                                                Hoa cười ngọc thốt đoan trang
                                Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”…
                                  (Chị em Thuý Kiều-Truyện Kiều-Nguyễn Du)

Ví dụ 3: Hãy chép thuộc lòng 6 câu thơ cuối trong bài thơ tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh.
            - Ta khẳng định đây là đoạn cuối cùng của bài thơ tiếng gà trưa vì vậy ta phải chép như sau:

                                                        ... “Cháu chiến đấu hôm nay
                                                            Vì lòng yêu tổ quốc
                                                            Vì xóm làng thân thuộc
                                                            Bà ơi cũng vì Bà
                                                            Vì tiếng gà cục tác
                                                            Ổ trứng hồng tuổi thơ”
                                                            (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)

       1,2. Với câu hỏi thuộc dạng tóm tắt tiểu sử tác giả hoặc tóm tắt nội dung tác phẩm văn xuôi
 Khi làm các câu hỏi thuộc dạng này các em cần viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, có câu chủ đề và các ý triển khai.
       Về tiểu sử tác giả nên theo các bước sau:
       -Tên thật, tên hiệu, tên chữ, các bút danh khác (nếu có)
       -Năm sinh, năm mất (nếu có)
       -Khái quát sự nghiệp văn chương theo từng chặng
       -Khái quát phong cách nghệ thuật độc đáo hoặc nét riêng đặc sắc
       -Các tác phẩm chính (kể tên ít nhất 2 tác phẩm)
Ví dụ: Tóm tắt tiểu sử nhà thơ Chế Lan Viên
       Chế Lan Viên (1920-1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan,  quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.
       Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với một hồn thơ “kỳ dị” (Hoài Thanh).
       Sau Cách mạng ông tiếp tục có nhiều tìm tòi sáng tạo, trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX.
       Thơ Chế Lan Viên mang tính trí tuệ và triết lý sâu sắc.
       Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
       Các tập thơ chính: Điêu tàn (1937), Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967)…
Lưu ý, khi làm bài, nếu không nhớ tác giả quê ở huyện, xã nào thì chỉ viết tên tỉnh cũng được.
       Đối với bài tập yêu cầu tóm tắt tác phẩm văn xuôi, các em nên tóm tắt theo nhân vật chính với các chi tiết quan trọng (tránh sa vào những chi tiết vụn vặt, tản mạn).
Ví dụ, nhân vật kể chuyện trong Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là ông Ba nhưng khi tóm tắt nên theo nhân vật chính là anh Sáu, cha bé Thu.

Câu 2 . Có 2 dạng:
        2,1. Thường yêu cầu viết một đoạn văn từ 8-10 câu theo một trong các phương pháp viết đoạn văn (diễn dịch, quy nạp…), bình luận về một câu nói, trong đó có thành phần biệt lập, khởi ngữ hoặc sử dụng phép liên kết đã học.
        Khi làm những dạng bài tập này các em nên tập trung viết đoạn văn hoàn chỉnh trước rồi sau đó thêm thành phần biệt lập, khởi ngữ hoặc phép liên kết sau.
        Khi đã hoàn thành, một yêu cầu bắt buộc là các em phải chỉ ra cụ thể, đâu là câu chủ đề, đâu là các thành phần mà đề tài yêu cầu.
        Đề bài thường ra những câu tục ngữ hoặc danh ngôn mang tính triết lý như “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “ Không thầy đố mày làm nên”, “Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển – Quyết chí ắt làm nên”…
        Khi bình luận những câu như vậy, các em nên theo các bước sau:
        -Giới thiệu câu tục ngữ, danh ngôn (trích nguyên văn)
        -Giải thích
        -Đánh giá đúng sai
        -Bình luận mở rộng: liên hệ thực tế, liên hệ bản thân…
        -Rút ra ý nghĩa của câu danh ngôn, tục ngữ
Ví dụ: Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác Hồ: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Trong đó có 2 thành phần biệt lập, 1 phép liên kết đã học.
Bài làm:
        Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy. Có lẽ không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Học hỏi có nghĩa là tiếp thu tri thức mà nhân loại từ sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh ta. Học hỏi là một quá trình lâu dài chứ không thể trong một thời gian ngắn bởi vậy Bác Hồ nói đó là việc phải tiếp tục suốt đời, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Tri thức nhân loại thì vô tận và mỗi giây mỗi phút trôi qua là bao tri thức mới được ra đời. Nếu không liên tục học hỏi thì chúng ta sẽ nhanh chóng bị lạc hậu. Học phải đi đôi với hỏi để hiểu sâu sắc kiến thức, biến tri thức thành của mình chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động. Câu nói của Bác ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người Việt Nam phải học theo lời dạy của Người để không ngừng tiến bộ. bản thân Hồ Chủ Tịch cũng là tấm gương sáng ngời của một con người suốt đời học hỏi.
        Sau đó phải ghi rõ:
vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam: là thành phần biệt lập, thành phần phụ chú
có lẽ: thành phần biệt lập, thành phần tình thái
: phép liên kết, phép nối
       2,2. Phân tich giá trị sử dụng của các phép tu từ, từ loại trong đoạn văn hoặc đoạn thơ.
       Khi làm đề này các em cần:
       - Đọc kĩ đoạn thơ đó, nhớ, và ghi vào bài làm: Đoạn thơ đó năm ở bài thơ nào? của tác giả nảo? nội dung của bài thơ đó nói về  vấn đề gì? nghệ thuật chủ đạo của bài thơ là gì?
       - Ghi ra nháp các tín hiệu nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ đó, xác định xem phép tu từ hoặc từ loại nào là chủ công làm toát lên nội dung của đoạn thơ đó.
       - Ghi rõ các từ ngữ biểu hiện các phép tu từ đó
       - Tác dụng của các phép tu từ, từ loại, cách hiệp vần trong các câu thơ đó là gì đối với cảnh, nhân vật trữ tình và với toàn bộ bài thơ và trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả
       - Đọc lại nháp nếu thấy yên tâm và tin tưởng thì chép vào bài làm. Còn nếu chưa yên tâm thì tạm dừng ở mức làm nháp. chuyển sang làm các phần tiếp theo và sẽ làm tiếp sau khi đã hoàn thành các phần khác của bài làm.
VÍ DỤ: Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
Chúng ta phải làm như sau:
       -Đây là 4 câu thơ trong đoạn “Cảnh ngày xuân” trích truyện Kiều của Nguyễn Du. 4 câu thơ đã sử dụng các từ láy như: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu. trong đó các từ láy “nao nao, rầu rầu” là các từ láy góp phần quan trọng tạo nên sắc thái cảnh vật và tâm trạng con người.
      - Việc sử dụng từ láy đó có tác dụng trong đoạn thơ, cụ thể là:
            + Các từ láy nao nao, rầu rầu là những từ láy vốn thường được dùng để diễn tả tâm trạng con người.
            + Trong đoạn thơ, các từ láy nao nao, rầu rầu chẳng những biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nao nao: góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh nhẹ với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà; từ rầu rầu: gợi sự ảm đạm, màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mộ Đạm Tiên) mà còn biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra - Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng; từ rầu rầu: thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ).
            + Được đảo lên đầu câu thơ, các từ láy trên có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người - dụng ý của nhà thơ. Các từ láy nao nao, rầu rầu đã làm bật lên nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong đoạn thơ: cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng con người, nhuốm màu sắc tâm trạng con người. 
Câu 3 (5 điểm): Thường yêu cầu phân tích thơ hoặc phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi.
Yêu cầu bắt buộc là trước khi thi, các em phải đọc kỹ SGK
Đọc Kết quả cần đạt để biết những đơn vị kiến thức cần nắm
Đọc kỹ văn bản tác phẩm: đối với thơ, yêu cầu thuộc lòng, với văn xuôi thì phải nhớ
các chi tiết và tóm tắt lại được.
Đọc chú thích để hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
Đọc chú thích để hiểu từ khó (đặc biệt là điển tích, điển cố, từ khó trong văn học cổ, những từ địa phương…)
            Xem lại Đọc – hiểu văn bản và trả lời lại các câu hỏi.
             Nhớ kỹ phần ghi nhớ.
      Đối với dạng bài phân tích một đoạn thơ hoặc một đoạn trích thì phải nhắc lại vị trí của đoạn, khi phân tích phải đặt trong chỉnh thể tác phẩm để hiểu hơn đoạn trích.
      Khi đề bài yêu cầu phân tích nhân vật hoặc những vấn đề liên quan đến nội dung, các em cũng phải nhắc đến những yếu tố nghệ thuật mà tác giả sử dụng để chuyển tải nội dung (nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả nhân vật…)
      Về thời gian làm bài, các em cần phân bố thời gian hợp lý cho các câu. Không nên mất quá nhiểu thời gian cho câu ít điểm, đến khi làm câu nhiều điểm hơn lại không còn thời gian.
       Tránh tình trạng làm bài “đầu voi, đuôi chuột” sự phân bố thời gian không hợp lý.
        Sự cẩu thả trong một bài văn rất dễ đem lại sự phản cảm cho người chấm, dù bài làm tốt.                   
       Vì vậy, chữ các em có thể không đẹp nhưng phải dễ nhìn và trình bày sạch sẽ.
        Nên làm dàn ý trước khi viết bài để bài làm không bị lộn xộn, thiếu ý.
       Hãy viết văn giản dị, trong sáng. Tránh diễn đạt quá cầu kỳ, hoa mỹ bởi rất dễ sa vào sáo rỗng.

**Bài tập vận dụng
I. ĐỀ SỐ 1. 
 ĐỀ  THI VÀO THPT NGUYỄN HUỆ
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9-NĂM HỌC 2007-2008
(Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề)
*************************************************
Phần I (7 điểm):
Trong bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải có câu
Ta làm con chim hót
            1.Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên.
            2.Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ ?
            3. Ở phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ "i", nhưng ở đoạn thơ vừa chép lại sử dụng đại từ "Ta".Vì sao vậy?
            4.Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết: Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, Thanh hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. Coi đây là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần thân đoạn có độ dài khoảng 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ.
Phần II (3 điểm):
Dưới đây là một phần của truyện ngắn "Làng'( Kim Lân):
            -Thế nhà con ở đâu?
            -Nhà ta ở làng chợ Dầu.
            -Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
            -Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
            -À, thầy hỏi con nhé.Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
            -Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.Ông nói thủ thỉ:
            -Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
                                       (Sách Văn học 9, tập hai-NXB Giáo dục. )
               
1.Qua đoạn đói thoại này, em thấy tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt?Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào?
            2.Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là "Làng" chứ không phải là "Làng chợ Dầu' ?
            3.Em hãy nêu tên hai tác phẩm văn xuôi Việt nam đã được học, viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả.


ĐỀ  THI VÀO THPT LÊ QUÍ ĐÔN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9-NĂM HỌC 2007-2008
(Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề)
*************************************************
A. PHN BT BUC ĐỐI VI MI THÍ SINH
Câu I
1) Chọn mt trong bn phương án (A, B, C, D) để tr li các câu hi sau:
a) Trong số nhng bài thơ sau, bài nào đã được sáng tác trong mt hoàn cnh rt đặc bit và th hin khát vng được làm đẹp cho cuc đời?
A. Sang thu;               B. Mùa xuân nho nhỏ;           C. Viếng lăng Bác;               D. Nói vi con.
b) Câu văn: "Chúng mày đâu ri, ra đây thy chia quà cho nào." thuc loi câu nào?
A. Câu trần thut;       B. Câu nghi vn;                    C. Câu cm thán;             D. Câu cu khiến.
2) Phân tích giá trị gi hình, gi cm ca hai t "lom khom" và "lác đác" trong hai câu thơ sau:
                                        
Lom khom dưới núi tiu vài chú,
                                          Lác đác bên sông chợ my nhà.
                                                   (Thơ Bà Huyện Thanh Quan)
3) Bài thơ "Ông đồ" ca Vũ Đình Liên có hai câu thơ sau:
Giấy đỏ bun không thm;
Mực đọng trong nghiên su...
Trong hai câu thơ trên, tác gi đã s dng bin pháp tu từ nào? Hãy nêu ra hiu qu ngh thut ca bin pháp tu t đó.
Câu II
            Đon trích "Kiu lu Ngưng Bích" (Trích Truyn Kiu ca Nguyn Du) có hai câu thơ sau:
Xót người ta ca hôm mai
Quạt nng p lnh nhng ai đó gi?
            Nêu cảm nhn ca em trước vẻ đẹp tâm hn ca Thúy Kiu trong hai câu thơ trên bng cách:
           
Viết đon văn khong 10 - 12 câu theo phương pháp din dch, trong đó có s dng mt câu hỏi tu t. (Chú ý: gch chân dưới câu hi tu t mà em đã dùng).
B. PHẦN T CHN (Thí sinh chọn mt trong hai câu IIIa hoặc IIIb để làm bài)
Câu IIIa
Em hãy phân tích đon thơ sau đây (Trích trong bài thơ "Viếng lăng Bác" ca nhà thơ Vin Phương):
Con ở min Nam ra thăm lăng Bác
Đã thy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Vi
t Nam
Bão
táp mưa sa đứng thng hàng.
Ngày ngày mặt tri đi qua trên lăng
Thấy mt mt tri trong lăng rt đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nh
Kết tràng hoa dâng by mươi chín mùa xuân...
Bác nằm trong gic ng bình yên
Giữa mt vng trăng sáng du hiền
V
n biết tri xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói
trong tim! ...
      (Theo Ngữ văn 9 tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội 2005, trang 58)
Câu IIIb
            ''Bằng ngòi bút hin thc sinh động, đon văn Tức nước vỡ bờ (Trích tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tt T) đã vch trần b mt tàn ác, bt nhân ca xã hi thc dân phong kiến; đồng thi nêu cao v đẹp tâm hn ca ch Du, người ph n nông dân, va giàu tình yêu thương, va có sc sng tim tàng, mnh m".
            Qua đon trích "Tc nước v b", em hãy làm sáng t nhn định trên.


Bạn muốn xem thêm!!!

0 Nhận xét cho: "Hướng dẫn làm bài thi vào lớp 10"