Hiển thị các bài đăng có nhãn Chinh phu ngam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chinh phu ngam. Hiển thị tất cả bài đăng

19/1/15

CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN

CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN

                         
       Đặng Trần Côn, người làng Nhân Mục (thường gọi là làng Mọc), huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội), sống vào nửa đầu thế kỷ XVIII thời vua Lê Dụ Tông (1705 – 1729) và chúa Nhân Vương Trịnh Cương. Là người nổi tiếng hiếu học và tài ba, tính tình phóng khoáng, sinh thời, ông có sáng tác một số tác phẩm nhưng chỉ đến khi Chinh phụ ngâm ra mắt độc giả thì tên tuổi của ông mới được khẳng định trên thi đàn.
       Chinh phụ ngâm đã được Đặng Trần Côn viết bằng chữ Hán khoảng từ năm 1740 đến năm 1742, dài 478 câu theo thể trường đoản cú. Kiệt tc này có một vị trí văn học sử vô cùng đặc biệt: cắm mốc mở đầu về cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của văn học cổ điển ở thế kỷ XVIII, một giai đoạn văn học phát triển rất rực rỡ từng được mệnh danh là “thời đại hoàng kim”.

29/5/13

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 4

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 4

 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 4


Trong nền văn học phương Đông không thiếu những tác phẩm lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa qua hình ảnh người chinh phụ chờ chồng. Đó có thể là tác phẩm Xuân Tứ của Tiên thi Lý Bạch, có thể Binh xa hành của Đỗ Phủ… nhưng có lẽ hiếm có tác phẩm nào sâu sắc và đầy đủ như Chinh phụ ngâm. Đặng Trần Côn có lẽ đã vượt mặt cả những thi nhân nổi tiếng như Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ, Lý Thương Ẩn,… trong thể loại này, khi ông không chỉ khắc họa được sự tàn ác, phi lý của chiến tranh phong kiến, mà còn cả sự băn khoăn, day dứt, bối rối giữa cái chữ trung và chữ tình, sự khắc khoải, mỏi mệt trong nỗi chờ mong và những tháng ngày lo lắng cứ mãi kéo dài không có điểm dừng của người phụ nữ cô đơn nơi phòng khuê.

23/4/13

Phân tích Tình Cảnh lẻ loi của người chinh phụ số 1

Phân tích Tình Cảnh lẻ loi của người chinh phụ số 1

Phân tích Tình Cảnh lẻ loi của người chinh phụ số 1


a. 8 câu đầu
- Tả tâm trạng qua hành động: người chinh phụ đi ra đi vào, cuốn lên buông xuống tấm rèm nhiều lần: “Dạo hiên vắng...đòi phen.”. Đó là hành động lặp đi lặp lại, không có mục đích rõ ràng, thể hiện tâm trạng nặng nề, tù túng, nóng ruột.

- Tả tâm trạng qua ngoại cảnh: chim thước là vật báo tin may; đèn là vật tả nỗi cô đơn, thường được dùng trong ca dao và thơ cổ, Vd: “Đèn thương nhớ ai /Mà đèn không tắt?”. Nó thể hiện sự mong ngóng tin tức của người chồng, mong có người chia sẻ nỗi cô đơn. Câu hỏi tu từ : hỏi “đèn” chính là mong muốn tha thiết có kẻ hiểu thấu tâm can mình.

Phân tích Tình Cảnh lẻ loi của người chinh phụ số 2

Phân tích Tình Cảnh lẻ loi của người chinh phụ số 2

Phân tích Tình Cảnh lẻ loi của người chinh phụ số 2


Trên thực tế, ngoại trừ giới nghiên cứu chuyên sâu, bạn đọc thường không mấy ai chú ý đến nguyên tác Chinh phụ ngâm bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn - quê làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) mà chỉ biết tới bản diễn Nôm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748), người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên).
Diễn biến tâm trạng trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn

Diễn biến tâm trạng trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn


Diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn 





Cần chú ý theo dõi hai vấn đề:

-Những vấn đề chinh phụ suy nghĩ và đặt ra.
-Sợi dây lôgic dẫn dắt quá trình tâm lí của chinh phụ.


1.Mở đầu khúc ngâm, người chinh phụ nhớ lại cảnh chia tay.
-Mâu thuẫn cơ bản đạt ra trong suốt tác phẩm là mâu thuẫn giữa phép công và niềm tây (niềm tư), mở đầu tác phẩm mối mâu thuẫn này cũng đã xuất hiện. Ðôi vợ chồng trẻ này đang sống trong hạnh phúc, yên ổn thì chiến tranh xảy ra. Vì tình thế khẩn trương, vì ý thức về nghĩa vụ, vì danh dự của trang nam nhi hào kiệt và đây cũng là dịp lập công danh, đem vinh hiển về cho gia đình, người chinh phu đã "xếp bút nghiên theo việc đao cung". Người chinh phụ sẽ nói gì cho thực tế tàn nhẫn này. Bên cạnh nỗi buồn, nỗi lưu luyến, sầu muộn chinh phụ cũng đã khẳng khái nói:

Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ số 3

Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ số 3

Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ số 3

1. Chinh phụ ngâm nguyên văn bằng chữ Hán, do Đặng Trần Côn sáng tác. Bản Nôm hiện hành, nhiều ý kiến thống nhất, là của dịch giả Đoàn Thị Điểm. Trước cảnh chiến tranh liên miên đầu thế kỉ XVIII, cảm động trước thời thế, Đặng Trần Côn đã viết Chinh phụ ngâm. Qua nỗi niềm và tâm trạng cô đơn, tủi hờn của người chinh phụ, tác phẩm đã nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Bản dịch đã thể hiện tài năng của tác giả và dịch giả trong việc thể hiện những trạng thái tâm lí vô cùng tinh tế và phức tạp của người vợ nhớ chồng.