Tô Hoài có nhân xét như sau về truyện ngắn của Nguyễn Thành Long:
“Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Long tương tự một trang đời, một mảng,
một nét của cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở
Nguyễn Thành Long những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc”
Theo em nhận xét đó có đúng với truyện
ngắn Lặng lẽ Sa Pa không? Hãy phân tích truyện ngắn để làm rõ ý kiến của em.
Dàn ý
A. Mở bài: - Giới thiệu
Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết truyện ngắn
- Giới thiệu nhận xét của
Tô Hoài...
- Nhận xét ấy đúng với
Lặng lẽ Sa Pa một truyện ngắn hay được nhà văn viết 1970 trong giai đoạn xây
dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ trên miền Bắc.
B. Thân bài:
1. Giá trị hiện thực:
Lặng lẽ Sa Pa như một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt lọc ra.
a. Trong truyện ta bắt
gặp một trang đời, một mảng hoặc một nét của cuộc sống của miền Bắc trong gd
xdcnxh và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ.
- Anh thanh niên, cô kĩ sư trẻ, ông
hoạ sĩ già, người lái xe hiếu khách, ông kĩ sư vườn rau, một đ/c nghiên cứu
khoa học ( tuy không phản ánh hết nhưng đã vẽ lên một bức tranh về hiện thực
cuộc sống lúc bấy giờ................)
- Đây chính là một trong biết bao
con người của miền Bắc mỗi người một công việc riêng nhưng họ đều bằng những
tình yêu công việc hay tình yêu đất
nước, con người để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Họ chính là hình ảnh của người
dân miền Bắc đang hăng say lao động để chủ nghĩa xã hội để chống lại kẻ thù.
- Qua nhũng nhân vật ấy Nguyễn
Thành Long đã đưa vào Lặng lẽ Sa Pa những trong đời khác nhau hay đó chính là
một mảng một nét của cuộc sống.
b. Tất cả đều được chắt lọc từ cuộc
sống, vừa tinh tế vừa đẹp
- Những nhân vật trên có tâm hồn của những con
người thật đáng trân trọng
( anh thanh niên, kĩ sư trồng
rau, kĩ sư sét, ông hoạ sĩ già)
Vd: “ Hình ảnh người con gái nhỏ
nhẹ e lệ đứng trước các luống rơn không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong
tay, lắng tai nghe. Vị hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông đã ao ước được
biết, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét
mới đủ là giá trị của một chuyến đi dài.
Hoặc “trao một cái bắt tay như trao một
cái gì...”
- Đó là một vài nét chấm phá của
cảnh sắc thiên nhiên:
“ Lúc bấy giờ nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như
một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái
càng thêm rực rỡ theo”.
2. Tác dụng giáo dục: Lặng lẽ Sa Pa có những nhận xét nho nhỏ, như nhắc
khẽ người đọc.
a. Đó là những nhận xét nho nhỏ rút ra
từ những sự việc, những cảnh đời đã trải qua.
- Lời hoạ sĩ nói với cô kĩ sư:
1. “ Đối với người nghệ sĩ trong
cuộc đời, có hai hồi thích nhất: đó là hồi mình còn trẻ và hồi này của tôi.
Mình có thể năng nổ đi vẽ như thời thanh niên. Mình có thêm sự chính chắn hồi
ấy mình chưa có”
2. “ Đối với một người khao khát
trời rộng, sự dứt bỏ tình yêu nhiều khi lại nhẹ nhàng”
3. Hoạ sĩ già còn tự nhủ: “ Thanh
niên bây giờ lạ thật, các anh chị cứ như con bướm...”
- Lời của anh thanh niên:
1. “ ... Cái lặng im lúc đó mới
thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi
lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cứng mà
hừng hực cháy”.
2. “ Công việc của cháu gian khổ
thế đấy chứ vứt nó đi cháu buồn chết mất con người thì ai mà chả thèm hở bác?
Cháu bỗng dưng tự hỏi: cái nhớ xe nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là
nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng”.
3. “ Khi ta làm việc ta với công
việc là đôi...”
4. “ Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc
đời đẹp quá”
- Lời của cô gái: “ Một ấn
tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. không phải chỉ vì bó hoa rất to
sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa khác nữa, bó
hoa của những háo hức mơ màng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”.
b. Những nhận xét đó nhắc nhở người đọc
- Hãy tự nhìn lại mình để sống tốt
đẹp hơn.
- Hãy nhìn vào mọi người để thấy
hết những cái đẹp mà mình vô tình bỏ qua.
- Mình sẽ làm gì có ích hơn để
người khác được vui hơn, hạnh phúc hơn => cuộc sống này thật nhiều điều tốt
đẹp...
C. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề.
0 Nhận xét cho: "Lặng lẽ Sa Pa là một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra"