20/1/16

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa trong đoạn thơ sau:

                                    Bỗng nhận ra hương ổi
                                    Phả vào trong gió se
                                    Sương chùng chình qua ngõ
                                    Hình như thu đã về
                                    Sông được lúc dềnh dàng
                                    Chim bắt đầu vội vã
                                    Có đám mây mùa hạ
                                   Vắt nửa mìng sang thu

                                ( Hữu Thỉnh – Sang thu – Ngữ văn 9 )


Dàn bài

A. Mở bài
 Giới thiệu nét tiêu biểu về tác giả Hữu Thỉnh, dẫn dắt vào bài thơ........
 B. Thân bài
1)      Giới thiệu vài nét về bài thơ Sang thu
      Bài thơ rút trong tập Từ chiến hào đến thành phố ( 1991). Toàn bài
gồm  ba khổ thơ, diễn tả nhữnh biến chuyển nhẹ nhàngmà rõ rệt của đất trời, những nghĩ suy của lòng người qua những cảm nhận tinh tế, những hình ảnh đẹp và giàu sức gợi cảm.
2)Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa.
-  Bức tranh thiên nhiên quê hương mang vẻ đẹp chân thực, quen thuộc, bình dị, đơn sơ nhưng dường như trở nên kết đọng hơn, bừng lên khác lạ qua các tín hiệu chuyển mùa từ mơ hồ đến rõ nét: Từ hương ổi chín đến làn sương ngoài ngõ, ngọn gió se lạnh, xa nữa là dòng sông, cánh chim, áng mây...Từ những hình ảnh đó, đoạn thơ đã vẽ lại hình ảnh thiên nhiên làng quê Bắc bộ khi thu về.
- Bức tranh thiên nhiên quê hương lúc thu về được cảm nhận:
+ Bằng nhiều giác quan ( khứu giác, xúc giác, cảm giác...) nên có hương vị, đường nét, hình khối, có những chuyển biến tinh tế theo thời gian.
 + Bằng sự sáng tạo nhiều hình ảnh thơ mới mẻ gợi tả được những nét đặc trưng của khoảnh khắc chớm thu ( gió heo may, sương khói..., hình ảnh đám mây gợi nhiều liên tưởng).
 + Bằng nghệ thuật ngôn từ chính xác, tài hoa ( các từ láy, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm) khiến cho bức tranh thu về thêm sinh động.
- Bức tranh đó đẹp hơn bởi thấm đượm cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng của nhà thơ trước cảnh sắc thiên nhiên quê hương trong dòng chảy thời gian.
3)Bày tỏ cảm xúc, thái độ rước bức tranh thiên nhiên, đánh giá đoạn thơ và bài thơ
        ( Có thể so sánh với các sáng tác khác cùng đề tài để khẳng định ấn tượng, cảm xúc trước sự độc đáo của bài thơ trước một đề tài đã rất quen thuộc).
B. Kết luận 
      Đánh giá khái quát lại giá trị bài thơ.

                               

Bạn muốn xem thêm!!!

0 Nhận xét cho: "Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa qua bài thơ Sang Thu"